Trong giao dịch, Chốt lời/Cắt lỗ là công cụ không thể thiếu để quản lý rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận. Nắm vững nguyên tắc này sẽ giúp trader bảo toàn vốn khi thị trường đi ngược chiến lược và tối đa hóa lợi nhuận khi xu hướng thuận lợi.
Chốt lời/Cắt lỗ trong giao dịch CFD là gì?
Giaodich.cfd: Nội dung chính trong bài
Định nghĩa chốt lời
Chốt lời (Take Profit), nghe qua thì ai cũng thích phải không? Đơn giản, đó là khi bạn đóng một giao dịch có lãi. Nhưng đừng vội mừng, vì quyết định khi nào chốt lời không hề đơn giản chút nào.
Bạn có biết, nhiều trader thành công thường nói rằng biết khi nào chốt lời còn khó hơn cả việc tìm điểm vào lệnh? Lý do là vì khi một giao dịch đang có lãi, tâm lý tham lam thường xuất hiện. “Để thêm chút nữa, biết đâu lãi nhiều hơn”, đó là suy nghĩ phổ biến mà nhiều người mắc phải.
Luôn nhớ, thị trường CFD biến động nhanh chóng. Một khoản lãi có thể biến thành lỗ trong nháy mắt. Vì vậy, biết khi nào nên hài lòng với lợi nhuận hiện tại là một kỹ năng quan trọng.
Tuy nhiên, Take Profit cũng có một số hạn chế nhất định. Nếu bạn đặt mức quá gần, bạn có thể bỏ lỡ một phần lợi nhuận tiềm năng khi xu hướng thị trường tiếp tục đi lên. Ngược lại, nếu đặt mức quá xa, giao dịch của bạn có thể khó đạt được mục tiêu chốt lời.
Định nghĩa cắt lỗ
Ngược lại với chốt lời, cắt lỗ (Stop Loss) là hành động đóng vị thế đang thua lỗ để tránh thiệt hại lớn hơn. Đây là một phần không thể thiếu trong quản trị rủi ro khi giao dịch CFD. Nếu đặt không hợp lý thì có thể bị kích hoạt sớm trong thị trường biến động mạnh Hoặc nếu đặt quá gần, có thể bị dừng lỗ không cần thiết.
Nhiều trader nghiệp dư thường ngại cắt lỗ vì điều đó đồng nghĩa với việc chấp nhận sai lầm. Họ hy vọng rằng thị trường sẽ đảo chiều và giúp họ hòa vốn. Tuy nhiên, thị trường không quan tâm đến hy vọng của bạn.
Một giao dịch thua lỗ thường báo hiệu rằng dự đoán của bạn đã sai. Kéo dài giao dịch đó sẽ chỉ làm tình hình tệ hơn. Do đo, biết cắt lỗ đúng lúc để bảo toàn vốn là một trong những bài học quý giá nhất mà mọi trader cần ghi nhớ.
Ví dụ về kích hoạt lệnh TP/SL trong giao dịch vàng CFD
Anh B là một nhà giao dịch CFD vàng. Sau khi phân tích kỹ thuật và theo dõi các chỉ báo tâm lý thị trường, B quyết định mở vị thế long tại giá 2685.50 USD/ounce. B sử dụng chiến lược quản lý rủi ro dựa trên ATR (Average True Range) và các mức Fibonacci Extension.
ATR hiện tại của vàng là 4.0 USD.
Anh B thiết lập lệnh như sau:
Lệnh gốc: Long tại giá 2685.50 USD/ounce, khớp thành công
Lệnh chốt lời (take profit):
Chốt lời từng phần:
- 30% vị thế tại mức Fibonacci 127.2% (2690.25 USD)
- 40% vị thế tại mức Fibonacci 161.8% (2693.75 USD)
- 30% còn lại sử dụng trailing stop
Lệnh cắt lỗ (stop loss):
- Đặt stop loss động (trailing stop) tại mức 2 ATR dưới giá vào lệnh, tức là tại 2677.50 USD.
- Sử dụng Guaranteed Stop Loss để tránh slippage trong trường hợp thị trường biến động mạnh
Anh B cũng sử dụng lệnh OCO để đảm bảo rằng khi một trong các lệnh chốt lời hoặc cắt lỗ được kích hoạt, các lệnh còn lại sẽ tự động bị hủy.
Kịch bản diễn biến:
- Giá vàng tăng lên 2690.25 USD, kích hoạt lệnh chốt lời đầu tiên cho 30% vị thế.
- Giá tiếp tục tăng lên 2693.75 USD, kích hoạt lệnh chốt lời thứ hai cho 40% vị thế.
- Đối với 30% vị thế còn lại, trailing stop tự động điều chỉnh theo giá tăng. Giả sử giá đạt đỉnh ở 2695.00 USD, trailing stop sẽ được đặt ở mức 2687.00 USD (8 USD dưới đỉnh, tương đương 2 ATR).
- Nếu giá quay đầu giảm và chạm mức 2687.00 USD, lệnh trailing stop sẽ được kích hoạt, đóng 30% vị thế còn lại.
Như vậy, anh B đã tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách chốt lời từng phần tại các mức quan trọng, đồng thời bảo vệ lợi nhuận bằng trailing stop. Chiến lược này cũng giúp anh B giảm thiểu rủi ro bằng cách sử dụng stop loss động và Guaranteed Stop Loss.
Khi nào nên chốt lời/cắt lỗ?
Khi nào chốt lời trong giao dịch CFD?
- Chốt lời theo tỷ lệ risk/reward: Đây là cách phổ biến nhất. Ví dụ, nếu bạn đặt stop loss ở mức 50 pip, bạn có thể đặt take profit ở mức 100 pip, tạo tỷ lệ risk/reward là 1:2.
- Chốt lời theo mức hỗ trợ/kháng cự: Bạn có thể đặt mục tiêu chốt lời tại các mức kháng cự (với lệnh mua) hoặc hỗ trợ (với lệnh bán) quan trọng trên biểu đồ.
- Chốt lời từng phần: Thay vì đóng toàn bộ vị thế, bạn có thể chốt lời từng phần khi đạt được các mục tiêu khác nhau. Ví dụ, chốt 50% ở mục tiêu đầu tiên, 30% ở mục tiêu thứ hai và để 20% còn lại chạy xa hơn.
- Trailing stop: Đây là cách để “khóa” lợi nhuận khi thị trường đang theo hướng có lợi cho bạn. Bạn di chuyển stop loss theo giá, giúp bảo vệ lợi nhuận đã có trong khi vẫn cho phép giao dịch tiếp tục nếu xu hướng còn tiếp diễn.
Nên cắt lỗ trong giao dịch CFD khi nào?
- Stop loss cố định: Đây là cách đơn giản nhất. Bạn đặt một mức giá cụ thể mà tại đó giao dịch sẽ tự động đóng nếu thị trường đi ngược lại bạn.
- Trailing stop: Giống như trong chốt lời, trailing stop trong cắt lỗ giúp bạn di chuyển điểm dừng lỗ theo hướng có lợi, bảo vệ lợi nhuận tiềm năng.
- Cắt lỗ theo thời gian: Nếu một giao dịch không đi theo hướng bạn mong muốn trong một khoảng thời gian nhất định, bạn có thể quyết định đóng nó.
- Cắt lỗ dựa trên các chỉ báo kỹ thuật: Ví dụ, nếu giá phá vỡ một đường trung bình động quan trọng, đó có thể là tín hiệu để cắt lỗ.
3 sai lầm cần tránh khi đặt lệnh
Không đặt các lệnh chốt lời, cắt lỗ ngay từ đầu
Bạn có thói quen mở một giao dịch và “xem nó chạy tới đâu” không? Nếu có, hãy bỏ ngay thói quen này. Luôn xác định các mức chốt lời, cắt lỗ trước khi nhấn nút “Mua/Bán”. Điều này giúp bạn kiểm soát rủi ro tốt hơn và tránh các quyết định cảm tính.
Để cảm xúc chi phối
Giao dịch CFD không chỉ là về số liệu và biểu đồ. Nó còn là một trò chơi tâm lý. Nỗi sợ khiến chúng ta chốt lời quá sớm hoặc không dám vào lệnh. Lòng tham khiến chúng ta giữ một vị thế quá lâu hoặc không chịu cắt lỗ.
“Lỗ chút xíu có sao đâu, thị trường sẽ quay đầu thôi!” – đó là suy nghĩ của bạn khi không muốn cắt lỗ? Hay “Chờ thêm đợt nữa rồi chốt lời” – là hy vọng của bạn khi thấy mức lãi chưa đủ lớn?
Cẩn thận! Những suy nghĩ dựa trên cảm xúc như vậy thường dẫn đến thất bại. Hãy luôn tuân thủ kỷ luật giao dịch của mình, đừng để cảm xúc làm ảnh hưởng đến các quyết định quan trọng. Học cách chấp nhận cả thắng và thua như một phần bình thường của giao dịch.
Thay đổi mức chốt lời, cắt lỗ giữa chừng
Một kế hoạch giao dịch tốt là kế hoạch được tuân thủ từ đầu đến cuối. Việc liên tục thay đổi mức chốt lời, cắt lỗ khi thị trường đang biến động cho thấy sự thiếu kiên định và kỷ luật của bạn. Bạn nên tin tưởng vào phán đoán ban đầu của mình, trừ khi có những tín hiệu thực sự mạnh mẽ cho thấy cần điều chỉnh.
Công cụ và kỹ thuật để tối ưu hóa Take Profit/Stop Loss
Sử dụng lệnh chờ (Pending Orders)
Lệnh chờ là công cụ hữu hiệu giúp bạn tự động hóa việc chốt lời và cắt lỗ. Thay vì phải theo dõi biểu đồ liên tục, bạn có thể đặt sẵn các mức giá để kích hoạt lệnh đóng vị thế.
Ví dụ: Bạn mua EUR/USD ở mức 1.1200 và xác định mức chốt lời ở 1.1300, cắt lỗ ở 1.1100. Hãy đặt một lệnh Take Profit ở 1.1300 và một lệnh Stop Loss ở 1.1100. Khi giá chạm một trong hai mức này, vị thế của bạn sẽ tự động đóng mà không cần sự can thiệp thêm.
Kết hợp chốt lời, cắt lỗ với các chỉ báo kỹ thuật
Ngoài việc sử dụng các mức giá cụ thể, bạn cũng có thể tham khảo các chỉ báo kỹ thuật để xác định điểm chốt lời và cắt lỗ một cách linh hoạt hơn.
Ví dụ: Khi giao dịch theo xu hướng, bạn có thể sử dụng Moving Average như một công cụ xác định xu hướng. Nếu giá rời xa đường MA quá xa và có dấu hiệu quay đầu (như một cây nến đảo chiều), đó có thể là tín hiệu tốt để chốt lời. Ngược lại, nếu giá phá vỡ đường MA và đi ngược xu hướng, đó là lúc bạn nên cân nhắc cắt lỗ.
Hoặc với các chỉ báo dao động như RSI, Stochastic, bạn có thể tận dụng các vùng quá mua, quá bán làm tham chiếu cho việc chốt lời và cắt lỗ.
Sử dụng các mức Fibonacci
Các mức Fibonacci như 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%… thường đóng vai trò là các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ. Bạn có thể tận dụng chúng để xác định các mục tiêu chốt lời hoặc dừng lỗ.
Ví dụ: Sau một đợt tăng mạnh, giá thường có xu hướng điều chỉnh về các mức Fibonacci như 38.2% hoặc 50%. Đây có thể là những mức phù hợp để đặt lệnh chốt lời nếu bạn đã mở một vị thế mua trước đó. Ngược lại, nếu bạn đang bán, các mức Fibonacci như 61.8% có thể được sử dụng làm tham chiếu cho điểm cắt lỗ.
TP/SL dựa trên mô hình nến
Các mô hình nến như Engulfing, Hammer, Shooting Star… thường báo hiệu sự đảo chiều trong ngắn hạn của thị trường. Nếu một mô hình như vậy xuất hiện ngược với vị thế của bạn, đó có thể là dấu hiệu để bạn cân nhắc chốt lời hoặc cắt lỗ.
Ví dụ: Giả sử bạn đang nắm giữ một vị thế mua, và trên biểu đồ xuất hiện một mô hình Bearish Engulfing với khối lượng giao dịch cao. Đây là tín hiệu cho thấy áp lực bán đang tăng mạnh và xu hướng có thể đảo chiều. Đó sẽ là thời điểm thích hợp để chốt lời và bảo toàn thành quả.
Sử dụng tỷ lệ Risk/Reward
Tỷ lệ Risk/Reward (R/R) thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận tiềm năng và mức độ rủi ro trong một giao dịch. Nó giúp bạn xác định điểm chốt lời dựa trên mức cắt lỗ đã định.
Ví dụ: Bạn xác định mức cắt lỗ cho một giao dịch là 50 pips. Nếu bạn muốn duy trì tỷ lệ R/R ít nhất là 1:2, nghĩa là với mỗi 1 đơn vị rủi ro, bạn kỳ vọng 2 đơn vị lợi nhuận, thì mục tiêu chốt lời tối thiểu phải là 100 pips. Nếu muốn R/R cao hơn, chẳng hạn 1:3, bạn có thể đặt mục tiêu xa hơn ở mức 150 pips.
Tỷ lệ R/R giúp bạn đánh giá tính khả thi và hiệu quả của một giao dịch. Nó cũng giúp bạn xác định khối lượng giao dịch phù hợp để đảm bảo rủi ro cho mỗi lệnh không vượt quá ngưỡng an toàn (thông thường là 1-2% tài khoản).
Kết hợp giữa chốt lời từng phần và trailing stop
Đây là một chiến thuật linh hoạt giúp bạn vừa bảo toàn lợi nhuận, vừa tận dụng cơ hội kiếm thêm nếu thị trường tiếp tục đi theo hướng có lợi.
Ví dụ: Bạn mở một vị thế mua với mục tiêu lợi nhuận 100 pips. Khi thị trường đi được nửa chặng đường, tức 50 pips, bạn chốt lời một nửa vị thế để bảo toàn phần nào lợi nhuận. Đồng thời, bạn kéo stop loss của nửa vị thế còn lại lên mức hòa vốn (tức giá vào lệnh).
Như vậy, nếu thị trường đảo chiều, bạn ít nhất cũng đã có lãi với phần vị thế đã chốt. Nếu thị trường tiếp tục đi lên, bạn sẽ kiếm thêm lợi nhuận với nửa vị thế còn lại.
Bạn cũng có thể tiếp tục kéo stop loss lên cao hơn nữa nếu xu hướng vẫn tiếp diễn mạnh mẽ. Cách làm này giúp bạn linh hoạt hơn trong việc quản trị giao dịch, đồng thời giảm dần rủi ro bằng cách bảo vệ một phần lợi nhuận.
Take Profit/Stop Loss dựa trên sự kiện
Tin tức và sự kiện kinh tế, chính trị có thể tác động mạnh đến biến động của thị trường. Do đó, đôi khi bạn phải điều chỉnh chiến lược chốt lời, cắt lỗ linh hoạt để phù hợp với bối cảnh thị trường.
Ví dụ: Trước các sự kiện quan trọng như họp FOMC, báo cáo việc làm của Mỹ (NFP), bạn nên cân nhắc việc chốt lời sớm hơn hoặc thậm chí đóng toàn bộ vị thế để tránh những biến động khó lường. Sau khi sự kiện kết thúc, tùy vào phản ứng của thị trường, bạn có thể xem xét việc mở lại vị thế hoặc điều chỉnh điểm cắt lỗ cho phù hợp.
Hoặc khi có những tin tức bất ngờ như thiên tai, bất ổn chính trị,… bạn cũng nên sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch giao dịch, đặc biệt là với những vị thế đang lỗ. Trong những tình huống như vậy, việc bảo toàn vốn thường được ưu tiên hơn là bám sát vào các mục tiêu lợi nhuận đã định trước.
Luyện tập kỹ năng chốt lời, cắt lỗ
Bạn là nhà giao dịch ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn? Mỗi phong cách sẽ có cách tiếp cận riêng với việc chốt lời và cắt lỗ. Ví dụ, một scalper sẽ đặt mục tiêu lợi nhuận và mức cắt lỗ gần hơn so với một swing trader. Hiểu rõ phong cách của mình để đưa ra các quyết định phù hợp.
Một tài khoản demo là nơi tuyệt vời để bạn thử nghiệm các chiến lược chốt lời, cắt lỗ mà không phải mạo hiểm tiền thật. Đây là cách để rèn luyện kỷ luật giao dịch, áp dụng các nguyên tắc mình đã học và quan sát kết quả. Chỉ khi đã tự tin với kỹ năng của mình, bạn mới nên bắt đầu giao dịch trên tài khoản thực.
Vài thắc mắc thường gặp
Có nên sử dụng các mức TP/SL cố định cho tất cả các giao dịch CFD không?
Không nên. Mỗi giao dịch CFD có đặc điểm riêng về biến động giá và rủi ro. Thay vào đó, hãy điều chỉnh mức chốt lời và cắt lỗ dựa trên phân tích kỹ thuật, cơ bản và điều kiện thị trường hiện tại cho từng giao dịch cụ thể.
Có nên sử dụng lệnh thị trường (market order) để chốt lời, cắt lỗ không?
Sử dụng lệnh thị trường để chốt lời, cắt lỗ có thể không phải là lựa chọn tối ưu, đặc biệt khi thị trường biến động nhanh. Giá thực tế khớp lệnh có thể chênh lệch so với giá mong muốn. Do đó, tốt hơn hết là sử dụng các lệnh chờ (pending orders) như Buy/Sell Limit hoặc Buy/Sell Stop để đảm bảo giao dịch được khớp đúng mức giá mong muốn.
Làm thế nào để không bỏ lỡ cơ hội khi cắt lỗ quá sớm?
Nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội khi cắt lỗ sớm là một cảm xúc phổ biến. Tuy nhiên, thị trường luôn có vô số cơ hội và việc bỏ lỡ một vài giao dịch không đáng kể bằng việc bảo toàn vốn. Hãy nhớ rằng cắt lỗ là một phần không thể thiếu của quản trị rủi ro và nó giúp bạn sống sót để giao dịch vào những ngày tiếp theo. Thay vì để tiếc nuối, bạn nên tập trung phân tích lại để rút ra bài học kinh nghiệm.
Chỉ báo biến động như ATR có giúp xác định mức TP/SL?
Có, sử dụng ATR có thể rất hiệu quả để xác định mức chốt lời và cắt lỗ trong CFD. ATR cho biết mức độ biến động trung bình của một công cụ tài chính, giúp bạn đặt các mức stop loss và take profit phù hợp với điều kiện thị trường hiện tại.
Tóm lại, khi thành thạo kỹ năng chốt lời và cắt lỗ sẽ giúp bạn trở thành một trader CFD tự tin và có lợi nhuận ổn định. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết từ chúng tôi là hữu ích dành cho các trader mới.