Bạn đã từng nghe về CFD nhưng vẫn còn thắc mắc? Đừng lo, bạn không đơn độc đâu. Nhiều người vẫn tự hỏi: giao dịch hợp đồng CFD là gì? Tại sao nó lại gây sốt trong giới đầu tư? Và quan trọng nhất, liệu công cụ có phù hợp với bạn? Hãy cùng nhau khám phá sản phẩm đầu tư đầy tiềm năng này ngay sau đây!
CFD là gì?
Giaodich.cfd: Nội dung chính trong bài
CFD, viết tắt của Contract For Difference – một công cụ tài chính phái sinh giao dịch theo cơ chế ký quỹ (đòn bẩy).
Giao dịch hợp đồng CFD là gì?
Giao dịch hợp đồng CFD là phương thức giao dịch mà bạn không thực sự mua hay bán tài sản. Thay vào đó, bạn dự đoán xem giá của tài sản đó sẽ tăng hay giảm mà không cần sở hữu chúng. Đặc biệt, cơ chế ký quỹ giúp mở những vị thế lớn hơn nhiều so với số vốn thực có.
Lợi nhuận hoặc thua lỗ sẽ được xác định bởi chênh lệch giữa giá mở và đóng vị thế. Hiện nay, nhiều trader chọn CFD như một công cụ đa dạng hóa danh mục đầu tư vì dễ dàng tiếp cận và tận dụng cơ hội từ nhiều thị trường toàn cầu khác nhau.
Thông tin cần biết khi giao dịch
Không có ngày đáo hạn, giao dịch 2 chiều
Không chỉ vậy, khác với nhiều hợp đồng tài chính khác, CFD có thể có hoặc không có ngày hết hạn tùy thuộc vào loại tài sản cơ sở và nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Nếu hợp đồng CFD của bạn thuộc loại không có ngày hết hạn, bạn có thể giữ một vị thế trong bao lâu tùy ý – có thể là vài phút, vài ngày, thậm chí vài tháng.
Chắc hẳn nhiều bạn sẽ hỏi giao dịch 2 chiều nghĩa là gì? Chúng tôi sẽ tóm gọn và có ví dụ cụ thể cho quý bạn đọc dễ hiểu nhất như sau:
Giao dịch mua (long): Khi bạn mua vàng CFD với kỳ vọng giá sẽ tăng.
Ví dụ: bạn đặt lệnh buy 0.1 lot vàng (tương đương 50.16 $) vào thời điểm giá vàng đang chạm mức 2.500 $/oz. Khoảng 30 phút sau giá vàng tăng lên theo dự đoán là 2.510 $/oz, lúc này bạn sẽ kiếm được lợi nhuận khoảng 100 $.
Giao dịch bán (short): Khi bạn bán vàng CFD và kỳ vọng giá sẽ giảm.
Ví dụ: bạn đặt lệnh sell 0.1 lot vàng (tương đương 50.16 $) với giá tại thời điểm mua vào là 2.500 $/oz. Khoảng 15 phút sau giá vàng giảm theo dự đoán là 2.490 $/oz, lúc này bạn sẽ lời được khoảng 100 $.
Lưu ý quan trọng:
- Số lượng CFD bạn mua/bán để đóng vị thế phải bằng đúng số lượng bạn đã mở ban đầu.
- Việc đóng vị thế sẽ chốt lãi/lỗ của bạn tại thời điểm đó.
- Bạn có thể đóng vị thế bất cứ lúc nào trong giờ giao dịch, không cần đợi đến một thời điểm cụ thể.
Đây là điểm mạnh của CFD – bạn có thể kiếm lời kể cả khi thị trường đi xuống, một điều không dễ thực hiện với giao dịch cổ phiếu truyền thống.
Kích thước lot
Kích thước lot CFD đơn giản là số lượng bạn muốn mua hoặc bán trong một giao dịch. Nó giống như khi bạn đi chợ và quyết định mua bao nhiêu quả táo vậy.
Ví dụ: Bạn có thể đặt lệnh với kích thước 1 lot vàng (1 ounce vàng) với giá trị hợp đồng 250,803 $ bạn chỉ cần bỏ ra số tiền khoảng 501 $ là có thể giao dịch. Bạn sẽ kiếm lời hoặc lỗ dựa trên sự thay đổi giá của 1 lot vàng đó.
Margin call
Margin trong CFD là số tiền bạn cần có trong tài khoản để mở và duy trì một giao dịch. Nó hoạt động như một khoản đặt cọc, cho phép bạn kiểm soát một vị thế lớn hơn so với số tiền bạn thực sự bỏ ra.
Có hai loại margin chính:
- Deposit margin (Ký quỹ ban đầu): Đây là số tiền bạn cần để mở một giao dịch. Thường được tính bằng phần trăm của tổng giá trị giao dịch. Ví dụ, nếu bạn muốn mở một vị thế trị giá 10,000 đô và yêu cầu ký quỹ là 5%, bạn cần có 500 đô trong tài khoản.
- Maintenance margin (Ký quỹ duy trì): Đây là số dư tối thiểu bạn cần duy trì trong tài khoản để giữ giao dịch mở. Nếu số dư của bạn giảm xuống dưới mức này, bạn có thể nhận được margin call.
Margin call là thông báo từ nhà môi giới yêu cầu bạn nạp thêm tiền vào tài khoản. Nếu bạn không đáp ứng margin call, nhà môi giới có thể đóng một số hoặc tất cả các vị thế của bạn để bảo vệ bạn khỏi việc thua lỗ thêm.
5 ưu điểm của Hợp Đồng chênh lệch
Sức mạnh nhân đôi với đòn bẩy tài chính
Một trong những điểm hấp dẫn nhất của CFD chính là khả năng “vay mượn” sức mạnh từ nhà môi giới thông qua đòn bẩy tài chính. Đây là công cụ giúp bạn mở rộng đầu tư với số vốn thực hạn chế có trong tay.
Giả sử bạn có 1 triệu đồng trong tài khoản nhưng nếu không có đòn bẩy, bạn chỉ có thể đầu tư đúng 1 triệu đó. Nhưng với đòn bẩy 1:10, bạn có thể mở các vị thế lên tới 10 triệu đồng. Giống như bạn đang mượn thêm 9 triệu từ nhà môi giới để đầu tư.
Nếu thị trường đi đúng hướng bạn dự đoán, lợi nhuận của bạn có thể tăng vọt, tức nhân lên 10 lần so với giao dịch không có đòn bẩy. Nhờ đó, tỷ suất lợi nhuận của bạn có thể tăng lên đáng kể.
Khả năng giao dịch hai chiều
Như đã chia sẻ, điểm đặc biệt của CFD là bạn có thể giao dịch cả chiều tăng và chiều giảm của thị trường. Mang lại sự linh hoạt cao cho nhà đầu tư trong việc tận dụng cơ hội kiếm lời từ mọi biến động của thị trường.
Đa dạng tài sản
CFD mở ra cánh cửa đến nhiều thị trường tài chính khác nhau, bạn dễ dàng đầu tư vào nhiều loại tài sản chỉ từ một tài khoản duy nhất.
Bạn có thể giao dịch cổ phiếu của các công ty lớn của Mỹ hoặc đầu tư vào chỉ số chứng khoán như S&P 500, Dow Jones,… Và các quỹ ETF hàng đầu thế giới.
Nếu quan tâm đến hàng hóa, bạn có thể giao dịch vàng hoặc vàng, bạc, dầu thô, cà phê,… Chưa kể còn có cả thị trường ngoại hối với các cặp tiền tệ đa dạng như EURUSD, GBPUSD,… Và cả một kho tiền điện tử với Bitcoin, ETH cùng nhiều đồng coin khác.
Sự đa dạng này mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Trước hết, nó vừa giúp bạn tăng cơ hội kiếm lời cũng như dễ dàng phân tán rủi ro cho danh mục đầu tư. Khi một thị trường đi xuống, bạn vẫn có cơ hội kiếm lời từ các thị trường khác.
Hơn nữa, bạn có thể nhanh chóng nắm bắt cơ hội từ nhiều lĩnh vực khác nhau, tăng khả năng sinh lời. Đặc biệt, tất cả giao dịch đều có thể thực hiện trên cùng một nền tảng, tiết kiệm thời gian và công sức của bạn.
Không có phí hoa hồng
Hiện nay, các nhà đầu tư khi giao dịch CFD thường không phải trả phí hoa hồng. Đây là một ưu điểm lớn so với các hình thức đầu tư truyền thống. Thay vì tính phí hoa hồng, các nhà môi giới CFD kiếm tiền thông qua chênh lệch giá mua và bán, gọi là spread.
Cách tính phí này có lợi cho nhà đầu tư, đặc biệt là những người thường xuyên mở và đóng vị thế. Bạn không phải lo lắng về việc trả phí này cho mỗi giao dịch, vừa giảm đáng kể tổng chi phí vừa tối ưu lợi nhuận.
Không sở hữu tài sản thực
Ưu điểm nổi bật của giao dịch CFD là không cần sở hữu tài sản thực và nó mang lại nhiều lợi thế:
- Linh hoạt trong đầu tư: Bạn có thể tham gia vào nhiều thị trường và tài sản khác nhau mà không cần lo lắng về vấn đề lưu trữ, bảo quản. Với danh mục đa dạng đem lại hiệu quả phân tán rủi ro.
- Giảm chi phí giao dịch: Không phải trả các khoản phí liên quan đến việc sở hữu tài sản như phí lưu ký, phí quản lý danh mục.
- Khả năng bán khống dễ dàng: Nhà đầu tư có thể hưởng lợi từ xu hướng giảm giá của tài sản mà không cần sở hữu nó trước.
- Không bị ràng buộc bởi quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu: Tránh được các vấn đề về thuế, quyền biểu quyết cổ đông hay trách nhiệm pháp lý liên quan đến sở hữu tài sản.
4 Nhược điểm cần biết
Rủi ro từ đòn bẩy tài chính
Như đã đề cập, đòn bẩy có thể khiến bạn chịu thua lỗ vượt quá số vốn ban đầu. Một biến động nhỏ của thị trường cũng có thể dẫn đến việc tài khoản của bạn bị call margin hoặc thậm chí là bị đóng tự động.
Chi phí giữ vị thế qua đêm
Khi giữ vị thế CFD qua đêm, bạn sẽ phải trả một khoản phí nhất định. Giả sử bạn mở một vị thế mua CFD cho cổ phiếu Amazon với giá trị $10,000. Nhà môi giới tính phí qua đêm là 5% năm, tương đương khoảng 0,014% mỗi ngày.
- Ngày 1: Phí qua đêm = $10,000 * 0,014% = $1.40
- Sau 30 ngày: Tổng phí qua đêm = $1.40 * 30 = $42
Nếu sau 30 ngày, giá cổ phiếu Amazon tăng 1%, bạn sẽ lãi $100. Tuy nhiên, sau khi trừ phí qua đêm, lợi nhuận thực tế của bạn chỉ còn $58.
Đối với các giao dịch ngắn hạn, phí này có thể không đáng kể. Nhưng đối với các vị thế dài hạn, chi phí này có thể tích lũy đáng kể và ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn.
Thiếu quyền sở hữu
Thiếu quyền sở hữu là một trong những nhược điểm của giao dịch hợp đồng chênh lệch.
Ví dụ: Giao dịch CFD cổ phiếu, bạn không có quyền biểu quyết tại các cuộc họp cổ đông. Bạn cũng không nhận được cổ tức trực tiếp như cổ đông thực sự. Hoặc đối với giao dịch CFD vàng, các loại hàng hóa khác thì bạn không sở hữu tài sản vật chất.
Phức tạp và khó kiểm soát
Giao dịch CFD đòi hỏi kiến thức và kỹ năng phân tích thị trường sâu sắc. Đối với những nhà đầu tư mới, việc nắm bắt và kiểm soát các rủi ro có thể rất khó khăn, dễ dẫn đến những quyết định sai lầm và thua lỗ.
Tìm hiểu thêm:
Kết
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về giao dịch hợp đồng CFD mà chúng tôi muốn chia sẻ. Mặc dù đây là loại hình đầu tư hấp dẫn song cũng có những hạn chế do đó cần hiểu rõ trước khi bắt đầu.