Trong bài viết trước, chúng ta đã có một bài viết để trả lời câu hỏi Có nên giao dịch CFD, các bạn có thể xem lại tại đây. Từ đó, chúng ta hiểu được CFD nó tiềm năng ra sao khi so sánh với các phương pháp giao dịch khác
Bên cạnh tiềm năng lợi nhuận hấp dẫn thì rủi ro giao dịch CFD cũng khá đáng kể mà các nhà đầu tư cần nắm rõ trước khi quyết định tham gia. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về những rủi ro thường gặp phải khi giao dịch CFD, cũng như cách quản lý và hạn chế chúng một cách hiệu quả.
Những rủi ro giao dịch CFD mà 90% nhà đầu tư mới thường mắc phải
Giaodich.cfd: Nội dung chính trong bài
Biến động thị trường và rủi ro mất vốn
Thị trường tài chính biến động không ngừng và đôi khi có những biến động mạnh, đột ngột khó lường. Đối với các nhà giao dịch CFD, những biến động này có thể mang lại cả cơ hội lẫn rủi ro lớn.
Trong những thời điểm thị trường biến động mạnh, chẳng hạn như khi có tin tức quan trọng hoặc sự kiện địa chính trị xảy ra, giá cả có thể thay đổi nhanh chóng và đáng kể chỉ trong vài giây. Điều này có thể dẫn đến việc các lệnh stop loss không được kích hoạt đúng mức giá mong muốn, gây ra tổn thất lớn hơn dự kiến.
Hơn nữa, với đặc tính đòn bẩy cao của CFD, ngay cả những biến động nhỏ cũng có thể gây ra tổn thất đáng kể cho tài khoản của bạn. Trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể mất toàn bộ số vốn đầu tư ban đầu và thậm chí còn nợ thêm nếu tài khoản rơi vào trạng thái âm.
Chi phí giao dịch và rủi ro tài chính
Mặc dù CFD thường được quảng cáo là có chi phí giao dịch thấp, nhưng trên thực tế, tổng chi phí giao dịch có thể khá đáng kể và ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của bạn.
Các khoản phí chính khi giao dịch CFD bao gồm:
- Spread: Chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
- Phí qua đêm (Swap): Phí khi giữ vị thế qua đêm.
- Phí hoa hồng: Áp dụng cho một số loại CFD nhất định.
Ngoài ra, còn có các chi phí khác như phí chuyển tiền, phí không hoạt động, v.v. Tất cả chúng có thể nhanh chóng cộng dồn và ăn mòn lợi nhuận của bạn.
Đặc biệt là đối với những nhà giao dịch ngắn hạn hoặc những người thường xuyên mở và đóng nhiều vị thế.
Để quản lý rủi ro này, bạn cần hiểu rõ cấu trúc phí của nhà môi giới và tính toán kỹ lưỡng tổng chi phí giao dịch trước khi thực hiện các quyết định đầu tư.
Ảnh hưởng tâm lý cảm xúc
Một khía cạnh quan trọng nhưng thường bị bỏ qua trong giao dịch CFD là rủi ro tâm lý và cảm xúc. Thị trường tài chính tuy hấp dẫn nhưng cũng dễ dàng tác động đến tâm lý của nhà đầu tư.
Sự hưng phấn khi thắng lớn có thể dẫn đến việc giao dịch quá mức và chấp nhận rủi ro cao hơn. Ngược lại, nỗi sợ hãi và lo lắng sau những thua lỗ có thể khiến bạn trở nên do dự, bỏ lỡ các cơ hội tốt hoặc đóng các vị thế có lời quá sớm.
Đặc biệt, cố gắng lấy lại những khoản thua lỗ bằng cách tăng kích thước giao dịch hoặc chấp nhận rủi ro cao hơn. Đây là một ví dụ điển hình về cách cảm xúc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định giao dịch.
Rủi ro thanh khoản
Khi giao dịch CFD, một trong những rủi ro đáng kể mà nhà đầu tư cần lưu ý là vấn đề thanh khoản của tài sản cơ sở.
Nếu sản phẩm giao dịch có tính thanh khoản thấp thì có thể gặp nhiều khó khăn trong quá trình mở và đóng vị thế, đặc biệt là trong những thời điểm thị trường biến động mạnh.
Thanh khoản thấp đồng nghĩa với việc số lượng người mua và bán hạn chế, khiến việc thực hiện giao dịch trở nên khó khăn. Gây ra những tổn thất không mong muốn cho nhà đầu tư, đặc biệt khi cần đóng vị thế nhanh chóng để hạn chế rủi ro hoặc chốt lời.
Để giảm thiểu rủi ro này, các nhà đầu tư nên ưu tiên lựa chọn giao dịch các sản phẩm CFD phổ biến và có tính thanh khoản cao như cổ phiếu blue-chip, các cặp tiền tệ chính, hoặc hàng hóa được giao dịch rộng rãi như gold, oil, cặp tiền.. Bên cạnh đó, việc chú ý đến thời điểm giao dịch, tránh những giờ có thanh khoản thấp, cũng là một chiến lược hiệu quả.
Rủi ro lựa chọn nền tảng giao dịch
Đặc thù của giao dịch CFD là nhà đầu tư không trực tiếp sở hữu tài sản cơ sở, mà thay vào đó tham gia vào một hợp đồng với nhà môi giới. Mối quan hệ đối tác như vậy tiềm ẩn rủi ro, trong trường hợp nhà môi giới không thể hoàn thành các nghĩa vụ tài chính.
Để giảm thiểu rủi ro, việc lựa chọn một nhà môi giới uy tín là vô cùng quan trọng. Nhà đầu tư nên ưu tiên những broker được quản lý và giám sát bởi các cơ quan quản lý tài chính có tiếng trên thế giới.
Chẳng hạn như Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA) tại Vương quốc Anh, Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC), hay Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cyprus (CySEC).
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng nên dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng về các chính sách bảo vệ tiền gửi của nhà môi giới.
Việc tìm hiểu cách thức nhà môi giới quản lý và tách biệt tiền của khách hàng, cũng như quy trình nạp/rút tiền giúp đảm bảo an toàn cho vốn và tăng cường niềm tin vào nhà môi giới được lựa chọn.
7 nguyên tắc giao dịch quan trọng
Thực hành với tài khoản demo
Tài khoản demo là bước đệm quan trọng trước khi giao dịch CFD thực sự. Đây là nơi bạn có thể thực hành mà không phải lo lắng về việc mất tiền thật.
Bạn có thể sử dụng tài khoản demo tại XTB để thử nghiệm các chiến lược, làm quen với giao diện giao dịch và học cách đọc thị trường.
Khi đã tự tin với chiến lược và kỹ năng của mình, bạn có thể bắt đầu với số tiền nhỏ trên tài khoản thật và tăng dần theo thời gian.
Thiết lập bảng kế hoạch giao dịch toàn diện
Một kế hoạch giao dịch chi tiết giúp bạn duy trì kỷ luật và quản lý rủi ro hiệu quả.
Mục tiêu giao dịch cụ thể: Ví dụ: Mục tiêu tăng 20% giá trị danh mục đầu tư trong 6 tháng tới, với mức rủi ro tối đa 10% tổng vốn.
Chiến lược vào lệnh và thoát lệnh: Mở vị thế mua khi giá cắt lên trên đường trung bình động 50 ngày và khối lượng giao dịch tăng 20% so với trung bình 10 ngày. Sau đó sẽ đóng vị thế khi giá cắt xuống dưới đường trung bình động 50 ngày hoặc đạt mục tiêu lợi nhuận 3:1.
Áp dụng nguyên tắc quản lý vốn nghiêm ngặt
Quản lý vốn hiệu quả giúp bảo vệ tài khoản của bạn khỏi những thua lỗ lớn và kéo dài thời gian giao dịch. Các nhà đầu tư kinh nghiệm thường giới hạn rủi ro cho mỗi giao dịch ở mức 1-2% tổng vốn.
Ngoài việc quản lý rủi ro cho từng giao dịch, cần xác định giới hạn thua lỗ hàng ngày. Một nguyên tắc phổ biến là giới hạn thua lỗ không quá 3% tổng tài khoản mỗi ngày.
Ví dụ: Với tài khoản $10,000, giới hạn thua lỗ hàng ngày có thể là $300. Khi đạt đến mức này, nên dừng giao dịch trong ngày đó để tránh tổn thất lớn hơn.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư CFD
Đa dạng hóa là chiến lược quan trọng để quản lý rủi ro và tối ưu hóa cơ hội trong giao dịch CFD. Thay vì tập trung toàn bộ vốn vào một loại tài sản, nhà đầu tư nên phân bổ vốn vào nhiều loại CFD khác nhau giúp giảm thiểu rủi ro khi một lĩnh vực cụ thể gặp khó khăn.
Ví dụ:
- CFD cổ phiếu: 40%
- CFD chỉ số chứng khoán: 30%
- CFD hàng hóa: 20%
- CFD cặp tiền tệ: 10%
Sử dụng lệnh Stop-Loss và Take-Profit
Lệnh Stop-Loss và Take-Profit là công cụ quản lý rủi ro và bảo vệ lợi nhuận thiết yếu trong giao dịch CFD. Việc sử dụng chúng một cách hiệu quả có thể giúp nhà đầu tư tối ưu hóa kết quả giao dịch và kiểm soát cảm xúc.
Đặt Stop-Loss hợp lý dựa trên phân tích kỹ thuật và mức độ chấp nhận rủi ro.
Ví dụ: Khi mua cổ phiếu Facebook CFD đang ở giá 100 $, với mức hỗ trợ gần nhất là 95 $. Vậy thì đặt Stop-Loss ở 94.50 $, thấp hơn mức hỗ trợ một chút. Tránh bị dừng lỗ sớm do biến động ngắn hạn, nhưng vẫn bảo vệ khỏi xu hướng giảm mạnh.
Đặt Take-Profit phù hợp theo nguyên tắc xác định mục tiêu lợi nhuận dựa trên phân tích và tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận mong muốn.
Ví dụ: Nếu phân tích cho thấy cổ phiếu Facebook CFD có khả năng tăng đến 110 $ thì đặt Take-Profit ở mức 110 $. Tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận: 1:2 (5.50 $ rủi ro cho 10 $ lợi nhuận tiềm năng).
Kiểm soát đòn bẩy chặt chẽ
Khi mới bắt đầu, bạn nên sử dụng đòn bẩy thấp để hạn chế rủi ro.
Ví dụ thực tế về tác động của đòn bẩy: Tài khoản của bạn đang có 10,000 $ và bạn đang giao dịch sản phẩm S&P 500 CFD với đòn bẩy 1:5, biến động tăng/giảm 2% có thể dẫn đến lợi nhuận hoặc thua lỗ 1,000 $ (10% tài khoản). Trong khi đó, với đòn bẩy 1:20, biến động 2% có thể dẫn đến lợi nhuận hoặc thua lỗ 4,000 $ (40% tài khoản). Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát đòn bẩy thận trọng.
Kết hợp phân tích kỹ thuật và cơ bản giao dịch CFD
Kết hợp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản là chiến lược quan trọng giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về thị trường CFD. Nó giúp bạn quyết định giao dịch dựa trên cả xu hướng giá ngắn hạn và yếu tố nền tảng dài hạn của tài sản cơ sở. Giúp tăng độ tin cậy của các tín hiệu giao dịch và giảm thiểu rủi ro của việc chỉ dựa vào một phương pháp duy nhất.
Kết
Hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của rủi ro bạn sẽ biết cách áp dụng các nguyên tắc một cách nhất quán giúp đem đến hiệu quả trong giao dịch CFD.
Tuy nhiên trên đây chỉ là những lý thuyết mang tính tham khảo, chỉ có thực hành và kinh nghiệm thực tế mới có thể giúp bạn tinh chỉnh chiến lược phù hợp với mình.